chapcanhtinhyeu.wap.sh
SỨC KHỎE LÀ VÀNG


Lược xem: 6
>>Tìm bệnh theo tên(nhập chữ cái đầu tiên tên bệnh bạn muốn tìm)
ABCDEGHLMNOPQRSTUVX
Nhận biết sớm cơn đau tim Gần đây chồng tôi hay kêu bị đau nhói ở ngực trái mỗi khi làm việc căng thẳng hay chơi thể thao. Không biết có phải chồng tôi bị đau tim không, thưa bác sĩ?

Hoàng Hải Hà (Nam Định)
Không phải ai cũng nhận biết sớm được cơn đau tim của mình vì có thể chỉ có những biểu hiện khó chịu. Bạn cũng cần phải phân biệt giữa đau tim và đau ngực vì chúng có những triệu chứng gần như nhau. Để nhận biết sớm cơn đau tim, chúng ta nên chú ý những biểu hiện sau: có cảm giác khó chịu ở phần giữa lồng ngực chỉ kéo dài vài phút, người bệnh cảm thấy như bị bóp nghẹt ở tim, gây khó thở. Cơn đau lan xuống cánh tay, vai, lưng, cổ họng và hàm và thậm chí có kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, vã mồ hôi lạnh, yếu người, choáng váng và buồn nôn. Nếu bạn thấy mình hay người nhà có những cảm giác khó chịu ở ngực và có kèm theo những dấu hiệu của cơn đau tim, hãy khẩn trương gọi bác sĩ để được thăm khám và cấp cứu kịp thời.


Tác giả: BS. Nguyễn Thanh Xuân
Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống số 182 ngày 14/11/2010
Khống chế cơn đau do thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới. Bệnh xuất hiện ở người có độ tuổi từ 35 trở lên, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Thoái hóa cột sống là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, cùng các dây chằng cột sống. Cột sống có 4 đoạn là cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng và đoạn xương cùng cụt. Hai đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng, là những vùng linh hoạt nhất của cột sống nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất.

Đặc điểm tổn thương thoái hóa cột sống

Trong THCS gây tổn thương tất cả các cấu trúc cột sống. Tuy nhiên, đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. Đĩa đệm giống như một cái gối, tạo thành từ vỏ xơ bọc nhân nhày bên trong. Đĩa đệm có tác dụng như một bộ giảm sóc, giảm tải lên đốt sống và làm cho cột sống có thể thực hiện nhiều động tác như cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Đĩa đệm cũng phải hứng chịu nhiều tác động cơ học có hại như ngã, mang vác nặng, tập thể thao nặng như tạ, thể thao đối kháng, do vậy từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, đĩa đệm bị xẹp xuống dưới sức nặng của cơ thể cũng như khi mang vác vật nặng. Đĩa đệm có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Thân đốt sống cũng bị ảnh hưởng, bao gồm mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. Ngoài ra, cả cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.


Những yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống


Thoái hóa khớp cột sống là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, liên quan đến quá trình lão hóa của hệ thống vận động, cơ xương khớp. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn. Đó là các yếu tố di truyền, yếu tố phát triển cơ thể và yếu tố môi trường. Các yếu tố này thường kết hợp, đan xen với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một vòng xoáy bệnh lý, làm cho thoái hóa khớp cột sống thường xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, có thể để lại những hậu quả nặng nề. Nếu một người có bố mẹ bị thoái hóa khớp thì người đó cũng dễ bị thoái hóa khớp hơn. Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ khiến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương, khớp của mình một cách đầy đủ. Lao động nặng từ bé hay làm việc quá sức, mang vác vật nặng; tập các loại thể thao nặng, đối kháng, hay chế độ tập luyện không hợp lý cũng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm. Ngược lại tình trạng ít vận động kéo dài như các công việc đòi hỏi phải đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó, ít thay đổi cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống vì cơ cạnh cột sống không được luyện tập sẽ yếu đi, không hỗ trợ được cho cột sống, khiến cột sống phải hứng chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể.



+Goto:
>>đầu trang.
>>danh sách bệnh.
>>hỏi đáp y học.
>>trang chủ.


rating


BẢN QUYỀN CỦA
chapcanhtinhyeu.wap.sh
Creat by LE VAN TOAN
duyphuoc_duyxuyen_QN



XtGem Forum catalog