Pair of Vintage Old School Fru

yhbp.wap.sh

chapcanhtinhyeu.wap.sh
SỨC KHỎE LÀ VÀNG


tìm bệnh theo tên (nhập chữ cái đầu tiên của tên bệnh bạn muốn tìm)
ABCDEGHKMNOPQRSTUVX
Áp-xe quanh amidan có nguy hiểm? Tôi bị đau họng, đi khám bác sĩ nói bị áp-xe quanh amidan. Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói tới bệnh này. Xin hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến áp-xe quanh amidan?

Bùi Văn Việt (Lạng Sơn)
Khoảng quanh amidan là khoảng liên kết lỏng lẻo nằm giữa amidan và thành bên họng. Áp-xe quanh amidan là hiện tượng viêm tấy, hóa mủ tổ chức liên kết lỏng lẻo này. Bệnh thường xảy ra sau viêm amidan cấp mủ không được điều trị, hay do biến chứng mọc răng khôn. Nếu áp-xe quanh amidan không được điều trị đúng cách, nhiễm trùng có thể lan đến khoảng bên họng, khoảng sau họng, trung thất và phổi. Sự sưng nề có thể đẩy amidan vào đường giữa và lưỡi gà từ đường giữa sang bên đối diện làm hẹp đường thở, trong những trường hợp nặng có thể gây ra khó thở, nhiễm khuẩn huyết.

Nếu bạn bị viêm amidan cấp khoảng 5-7 ngày, đã dùng thuốc kháng sinh điều trị, nhưng vẫn đau họng liên tục (có thể mức độ đau tại họng giảm trong một hai ngày đầu sau đó lại tăng lên ngày một nặng), cơn đau lan lên tai khi nuốt, đau nhức vùng góc hàm; sốt 39-40oC, gai rét, rất mệt mỏi; môi khô, rêu lưỡi dày; nuốt khó, nước bọt chảy nhiều, bẩn, hơi thở hôi, thối; giọng nói khó nghe do eo họng bị thu hẹp, khít hàm, có thể có khó thở... hãy nghĩ ngay tới áp-xe quanh amidan. Áp-xe amidan thường bị một bên. Hạch cùng bên cũng sưng to, ấn đau do phản ứng viêm lan tới hạch. Khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên tới chuyên khoa tai mũi họng để khám và được điều trị kịp thời.


Tác giả: BS. Nguyên Diễn
Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống số 122 ngày 1/8/2010

----------------------

Khi nào nên cắt amidan? Con gái tôi rất hay bị sốt cao, mệt mỏi do bị viêm amidan. Tôi đang băn khoăn có nên cho cháu cắt không, xin bác sĩ tư vấn.

Lê Thu Hiếu (Hải Phòng)
Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amidan có thể là viêm cấp, viêm amidan cấp tái hồi, viêm amidan mạn, viêm tấy hoặc áp-xe quanh amidan. Cần phải điều trị sớm và dứt điểm viêm amindan để tránh tái phát và những biến chứng. Một trong những giải pháp tối ưu là cắt amidan, tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định cắt, mà chỉ cắt khi amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính. Những người viêm amidan tới 4 - 5 lần/năm được điều trị tích cực trong vòng một tháng mà vẫn có các triệu chứng đau họng, viêm hạch, hơi thở hôi; những người đã từng phải nhập viện do bị áp-xe quanh amidan; những người đã bị biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận... Đối với trẻ em, amidan quá phát khiến trẻ khó thở, khó ăn, khó khăn trong phát âm cũng được chỉ định cắt. Để hạn chế viêm amidan, chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ sạch, ấm vùng mũi họng, nhất là ở trẻ nhỏ; cần vệ sinh răng miệng thật tốt, súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức giấc.
Tác giả: BS. Nguyên Diễn
Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống số 178 ngày 7/11/2010


+Goto:
>>đầu trang.
>>danh sách bệnh.
>>hỏi đáp y học.
>>trang chủ.


rating


BẢN QUYỀN CỦA
chapcanhtinhyeu.wap.sh
Creat by LE VAN TOAN
duyphuoc_duyxuyen_QN